UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ THANH BÌNH THỊNH

        

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 

 

CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CỦA XÃ NĂM 2021 – QUÝ I

 

 

(Những điểm mới cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức QH được QH khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021. Sau đây là những điểm mới cơ bản của Luật:

1. Thêm điều kiện quốc tịch của đại biểu Quốc hội

Hiện nay, để trở thành đại biểu Quốc hội phải đáp ứng 05 điều kiện là trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp; Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội…

Thì nay Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội bổ sung thêm 01 điều kiện nữa là phải có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cũng như đảm bảo đại biểu Quốc hội là người Việt Nam.

2. Nâng số lượng đại biểu Quốc hội thêm 5%

Theo quy định hiện nay, tại Điều 23 Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.

Trong đó, số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, Luật sửa đổi này đã nâng số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quy định này tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch, chuẩn bị nguồn nhân sự để giới thiệu tham gia ứng cử làm đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách, góp phần tăng cường tính chuyên nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

3. Bổ sung nguyên tắc hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Một trong những nội dung đáng chú ý nữa được đưa vào Luật sửa đổi, bổ sung lần này là việc bổ sung thêm nguyên tắc hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong đó, bổ sung thêm nguyên tắc, cơ quan này sẽ làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

Do đó, những Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

4. Bổ sung quy định về Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội

        Về cơ cấu tổ chức, theo quy định của Luật năm 2014, Thường trực Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên thường trực. Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên thường trực. Hiện nay theo quy định của Luật sửa đổi thì Thường trực Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng dân tộc. Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban của Quốc hội.

        Về nhiệm vụ quyền hạn, Luật bổ sung quy định về nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong việc tham gia thẩm tra nội dung liên quan đến lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban phụ trách trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra. Trong quá trình thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo, dự án khác trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; xem xét, quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng, Ủy ban. Phiên họp toàn thể của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải có quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng, Ủy ban tham dự. Báo cáo, nghị quyết, kiến nghị, các nội dung khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng, Ủy ban biểu quyết tán thành. Thành viên cửa Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng, Ủy ban theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban; thảo luận và biểu quyết các vấn đề xem xét tại phiên họp; trường hợp không tham dự phiên họp thì phải có lý do chính đáng, phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban.

           (Chuyển ban văn hóa, các tổ dân phố

                     tổ chức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh )

                Phê duyệt nội dung                                       Biên soạn nội dung

        CHỦ TỊCH HĐPHCTPBGDPL          CÔNG CHỨC TƯ PHÁP – HỘ TỊCH

       

 

 

      Đoàn Ngọc Hường                                   Nguyễn Trọng Vinh

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 200.406
    Online: 3