CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CỦA ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021

BÀI 1

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG COVID -19 THEO HƯỚNG DẪN CỦA BỘ Y TẾ

1. Thông tin về phân loại cách ly người nhiễm, nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2:

+ F0 là người được xác định nhiễm SARS-CoV-2

Là những trường hợp điều trị theo chỉ định của bác sỹ; cách ly tại bệnh viện; tự báo cho F1 về tình trạng của mình.

+ F1 là người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với F0

Phải đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh >2m; báo cho cơ sở y tế gần nhất/hotline; chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện hoặc nơi quy định khác. Tự báo cho F2 về tình trạng của mình.

+ F2 là người tiếp xúc với F1:

Phải đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh >2m; báo cho cơ sở y tế gần nhất/hotline; chuẩn bị đồ và đi cách ly tại nhà hoặc nơi quy định khác. Tự báo cho F3 về tình trạng của mình.

+ F3 là người tiếp xúc với F2:

Đeo ngay khẩu trang; báo cho cơ sở y tế gần nhất/hotline; tự cách ly, theo dõi tại nhà; tự báo cho F4 về tình trạng của mình.

Chú ý: Luôn cập nhật tình trạng thay đổi của các F đến cơ quan chức năng để thay đổi hướng xử lý kịp thời.

Dù xét nghiệm âm tính vẫn tiếp tục cách ly theo hướng dẫn hoặc đủ 14 ngày.

2. 05 điều người dân cần làm để chủ động phòng, chống dịch bệnh covid-19

- Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

- Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

-  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

- Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

3. Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà

* Hình thức cách ly

Cách ly y tế tại nhà, nơi ở, nơi lưu trú: nhà riêng; căn hộ chung cư; nhà ở tập thể; phòng ký túc xá trường học, khu công nghiệp, xí nghiệp; phòng nghỉ khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ và các phòng lưu trú của các cơ quan, đơn vị.

* Đối tượng cách ly

- Người tiếp xúc (f2) với người tiếp xúc gần (f1)với trường hợp bệnh xác định (f0);

- Người thuộc đối tượng cách ly tập trung (f1) có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn.

* Thời gian cách ly

Cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.

* Yêu cầu về phòng ở của người được cách ly

- Tốt nhất là ở phòng riêng, nếu không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình hoặc trong cùng nơi ở, nơi lưu trú ít nhất 2 mét và xa khu sinh hoạt chung.

- Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa nhiệt độ, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng.

- Nếu có điều kiện nên chọn phòng ở cuối dãy, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại.

- Có nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nước sạch.

- Có thùng rác có nắp đậy.

* Người được cách ly

- Chấp hành việc tự cách ly tại nơi ở, nơi lưu trú đúng thời gian quy định và có cam kết với chính quyền địa phương (có mẫu viết cam kết).

- Tự đo thân nhiệt và tự theo dõi sức khỏe hàng ngày. Ghi lại kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. Thông báo hàng ngày cho nhân viên y tế cấp xã về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.

- Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở.

- Hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác;

- Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt...

- Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng để xử lý theo quy định.

- Không ăn chung, không ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.

h) Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.

* Thành viên trong hộ gia đình, nơi ở, nơi lưu trú

- Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.

- Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng.
c) Cung cấp xuất ăn riêng cho người được cách ly.

- Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã, chính quyền địa phương sở tại khi người được cách ly tự ý rời khỏi khu cách ly hoặc có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở và.

- Không tổ chức liên hoan ăn uống, hoạt động đông người tại nơi ở, nơi lưu trú.

- Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.

4. Hướng dẫn cách đeo khẩu trang đúng cách

Việc sử dụng khẩu trang giúp phòng tránh lây nhiễm chỉ khi kết hợp với việc thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Phải biết cách sử dụng và thải bỏ khẩu trang đúng cách.

* Cách đeo khẩu trang:

- Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.

- Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang. Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài.

- Bước 3: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang

Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

* Cách thải bỏ khẩu trang:

- Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).

- Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.

- Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn, thấm nước. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần. Với khẩu trang được sử dụng nhiều lần, phải giặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất sau mỗi lần sử dụng.

                                        Thanh Bình Thịnh, ngày 23   tháng  7   năm 2020

Phê duyệt nội dung                                 Biên soạn nội dung

CHỦ TỊCH HĐPHCTPBGDPL                      CÁN BỘ TƯ PHÁP

Đoàn Ngọc Hường                                 Nguyễn Trọng Vinh


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 200.420
    Online: 3