MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NGƯỜI KHÔNG ĐEO KHẨU TRANG VÀ VỨT KHẨU TRANG BỪA BÃI

Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ thì bệnh Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì “nghiêm cấm hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.

Việc không đeo khẩu trang vi phạm quy định về các hành vi bị nghiêm cấm nêu trên. Vì vậy, tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Cụ thể:

1. Về xử lý vi phạm hành chính

Theo Khoản 1, Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì: Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế thì bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

2. Về xử lý hình sự

Nếu người bị dịch bệnh, không đeo khẩu trang mà làm lây lan vi rút Covid-19 cho người khác còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể:

- Điểm c, Khoản 1 quy định phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người

- Khoản 2 quy định nếu làm lây lan dịch bệnh dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết người thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

- Khoản 3 quy định nếu làm lây lan dịch bệnh dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Đối với hành vi vứt khẩu trang bừa bãi

Hành hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể áp dụng mức xử phạt được quy định tại điểm c, điểm d Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về việc vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường với mức phạt tiền từ 03-07 triệu đồng.

                                        Thanh Bình Thịnh, ngày 28   tháng  7   năm 2020

Phê duyệt nội dung                                              Biên soạn nội dung

CHỦ TỊCH HĐPHCTPBGDPL                                   CÁN BỘ TƯ PHÁP

Đoàn Ngọc Hường                                                   Nguyễn Trọng Vinh


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 200.424
    Online: 1