|
Chuông Vĩnh Ninh được bảo luu tại đền Gia Thịnh. |
Chuông đồng cao 1m, đường kính 52cm, trọng lượng khoảng 250kg, trên chuông có đúc nổi 4 chữ Hán “Vĩnh Ninh tự chung” (chuông chùa Vĩnh Ninh) và trên thân chuông có khắc bài minh, nội dung như sau: “Nhất quả công đức viên thành tả bất lai di vi cách thức thập phương đạo trường thiện nam tín nữ tứ chúng nhân đẳng hợp chuyển hưng chung Vĩnh Ninh tự mạnh đặc tử cháu Khánh Hưng công vân tập bản thôn - Đức Quang phủ, La Sơn Huyện, Quang Chiêm xã, Gia Thịnh thôn, tuế tại tân vị niên ngụ ngoạt nhị thập bát nhật ”
Dịch nghĩa : Một quả chuông tròn công đức viết nên 1 quy cách nhất định, đạo trường mười phương thiện nam tín nữ chung sức tín cúng chùa Vĩnh Ninh. Có người cháu tên là Khánh Hưng cùng bà con trong thôn - Thôn Gia Thịnh, xã Quang Chiêm, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, cung tiến ngày 26 tháng 5 năm Tân Vị - 1871.
Tại đây còn có 9 đạo sắc cổ, trong số đó thời Lê 1 đạo thuộc niên đại Cảnh Hưng năm thứ 44 (1783); thời Nguyễn 8 đạo, gồm: 1 đạo niên hiệu Minh Mệnh thứ 5 (1824), 2 đạo niên hiệu Thiệu trị thứ 3 (1843), 1 đạo niên hiệu Tự Đức thứ 3 (1850), 1 đạo niên hiệu Tự Đức thứ 33 (1880), 1 đạo niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 (1887), 1 đạo niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1910) và 1 đạo niên hiệu Khải Định thứ 9. (1924).
Qua tìm hiểu được biết, chuông đồng trên có nguồn gốc tại chùa Vĩnh Ninh của làng được hợp tự về đền Gia Thịnh và 9 đạo sắc cổ trên của các triều vua Lê và Nguyễn phong cho vị thần đựợc thờ tại đền Gia Thịnh - đó là thần Tam Lang, một trong những vị thần có nguồn gốc xa xưa trong tín ngưỡng của người Việt.
Số hiện vật quý trên được người dân trong làng trân trọng bảo lưu. Hàng năm, vào ngày 10-3 (âl), người dân làng Gia Thịnh, xã Đức Thịnh, huyện Đúc Thọ (Hà Tĩnh) tổ chúc tế lễ tại đền rất long trọng. Sinh hoạt văn hóa truyền thống đó đến nay vẫn được được bảo tồn và phát huy giá trị.