Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bênh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh chỉ lây nhiễm trên loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã) không gây bệnh cho người và động vật khác. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời.
Vi rút dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lơn và các chế phẩm từ thịt lợn. Vi rút dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiwwmx vi rút như: Lợn mắc bệnh, sản phẩm lợn mắc bệnh, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mêm cắn. Việc buôn bán,vận chuyển lợn bệnh và các sản phẩm của lợn bệnh sẽ làm cho dịch bùng phát, lây lan nhanh ra diện rộng và khó kiểm soát.
Lợn mắc bệnh có các biểu hiên như: Ốm đột ngột, sốt cao từ 40,5 - 42 độ, không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chống đống, đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da như vàng tai, đuôi, cẳng chân, đa phần dưới vùng ngực, bụng....có thể xuất hiện màu sẫm xanh tím; xuất hiện các triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, khó thở hoặc có bọt lẫn ở mũi, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu. Lợn chửa có thể sảy thai ở mọi giai đoạn.
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi không có thuốc điều trị đặc biệu và chưa có vắc xin phòng bệnh hiệu quả, các biện phpá phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát, cách ly và vệ sinh tiêu độc khử trùng. Để thực hiện phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi cần thực hiện một số nội dung sau: Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh hoạt trong chăn nuôi. Nhập lợn giống từ cơ sở uy tin, rõ nguồn gốc, tuân thủ nuôi cách ly, theo dõi trước khi nhập đàn. Chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo cho lợn đầy đủ dinh dưỡng, thực hiện tiêm các loại vắc xin thuộc diện tiêm hòng bắt buộc đối với lợn. Có biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm, Thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng khu vực nuoi, khu vực xung quanh chuồng trại, hạn chế tối đa khách thăm quan, phương tiện ra vào trại, khu vực chăn nuôi. Tuyên truyền vận động người chăn nuôi cam kết 5 không: Không giấu dịch, không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chế; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra ngoài môi trường, không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.
Người chăn nuôi khi phát hiện lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân, lợn có biểu hiện nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi hoặc nghi là lợn, sản phẩm lợn nhập trái phép vào địa bàn báo ngay với công an, chính quyền xã và cán bộ thú y để kịp thời xử lý.
Trên đây là một số nội dung tuyên truyền về dịch tả lợn Châu Phi đề nghị mọi người dân chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả./.
Mai Trang