Tết Trung Thu một ngày tết cổ truyền mà khi nhắc đến ngày tết này ai ai cũng nghĩ ngay đến tuổi thơ của chính mình. Mỗi người đều có một kỷ niệm đẹp về tuổi thơ của mình trong ngày tết thiếu nhi mà ít ai có thể quên được.
Tết Trung thu là ngày lễ giữa mùa thu tức là vào ngày 15 tháng Tám Âm lịch. Trăng to dáng tròn xinh xinh, có lẽ sáng trong như gương và đẹp nhất. Trăng lên cao tỏa sáng khắp khoảng trời xanh thẳm. Trong khung cảnh trăng thanh gió mát, người lớn tắt đèn, ngồi quây quần bên cạnh những tách trà nóng cùng những miếng bánh trung thu thưởng thức ngắm trăng. Trẻ con với những chiếc lồng đèn nho nhỏ, muôn hình vạn sắc, thắp nến tung tăng đi tìm chú Cuội dưới gốc cây đa và chị Hằng Nga ở trên những từng tầng mây cao thăm thẳm.
Tết Trông Trăng hay Tết Trung thu không chỉ là dịp ngày lễ ăn mừng mùa vụ của người xưa hay là ngày tết vui chơi đặc biệt dành cho trẻ em, mà còn là một phong tục mang đầy đủ ý nghĩa qua hình ảnh Thỏ Ngọc, để nhắc người thấy được những giá trị tốt đẹp của tình yêu thương thân hữu.
Tuổi đời ngày thêm trường thọ, tuổi thơ của mỗi con người lại càng xa dần. Ánh trăng Rằm Trung thu vẫn còn sáng và tròn trên bầu trời như xưa. Dù trải qua nhiều giai đoạn hay những tình cảnh khác nhau trong cuộc sống, nhưng tất cả người con Việt chúng ta đều được sinh ra từ trong cái bọc yêu thương trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Người con Việt luôn khát vọng được sống an lành, bình an, xây dựng một đời sống hướng thiện cho mình cũng như cho mọi người.
Ánh trăng Tết Trung thu không chỉ là hình ảnh để cho thiếu niên nhi đồng nhớ về chú Cuội hay chị Hằng Nga của tuổi thơ dịu dàng lung linh vô tận của ánh trăng Tết Trung thu, giúp cho mọi người nghĩ đến huyền thoại như chú Cuội và chị Hằng, cho những trẻ thơ có cảnh đời khó khăn, không được hưởng một cái Tết Trung thu trong tình thương, vui tươi và ấm áp của gia đình như các bạn cùng lứa tuổi.
Tết Trung Thu buổi đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa mùa Thu. Nay Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu thiếu niên nhi đồng.
ĐẶC TRƯNG CỦA TẾT TRUNG THU
Cấp ủy chi bộ, ban công tác mặt trận, BCH chi đoàn các đơn vị Thôn xóm sẽ tổ chức cho các cháu thiếu nhi và nhi đồng trong toàn xã ngày tết trung thu đầy tình thương yêu, vui vẻ và phát huy hết giá trị phong tục tập quán, để động viên các cháu chăm ngoan, học giỏi đạt được nhiều thành tích xuất sắc nhất trong năm học tới.
Lịch tổ chức và địa điểm cụ thể như sau:
1- Thôn Thanh Trung tổ chức vào hồi 19 giờ tối ngày 14/8 tại nhà văn hóa thôn
2- Thôn Thanh Đình tổ chức vào hồi 19 giờ tối ngày 14/8 tại nhà văn hóa thôn
3- Thôn Đại Lợi tổ chức vào hồi 19 giờ tối ngày 15/8 tại 2 địa điểm nhà văn hóa Thanh Lợi và nhà văn hóa Thanh Linh.
4- Thôn Đại Liên tổ chức vào hồi 19 giờ tối ngày 14/8 tại nhà văn hóa thôn ĐL
5- Thôn Xóm Mới tổ chức hai địa điểm vào hồi 19 giờ tối ngày 14/8 tại nhà
Ông Nguyễn Trọng Vỵ Xóm Trưởng vào 19 giờ ngày 15/8 tổ chức tại nhà văn hóa Xóm Mới.
Kính mong các cháu thiếu nhi, nhi đồng, và các bậc phụ huynh đưa các cháu đến tham gia lễ rước đèn, phá cỗ tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi trên toàn xã./.
Mai Thị Trang